Họp mặt truyền thống HĐH Thôn Phú Lộc năm 2024
Vào lúc 10h ngày Chủ Nhật 15/9/2024, tại Trung tâm tiệc cưới Venus số 117 Lê Trọng Tấn, Sơn Kỳ, Tân Phú, hội Đồng...
Mưa xứ Huế không giống những nơi khác, như Hà Nội với những cơn mưa phùn lất phất rơi, đậm chất cổ kính pha với nét quyến rũ xao xuyến. Sài Gòn với những cơn mưa rào hối hả, bất ngờ đến rồi cũng bất ngờ đi. Mưa Huế lại khác, nó không ào ạt như mưa của Sài Gòn, mà cứ như đang chất chứa suy nghĩ, chất chứa nỗi niềm để rồi được tuôn trào. Nó âm thầm, lặng lẽ mà lững lờ trôi. Mưa Huế được tạo ra cũng chính do thiên nhiên đặc biệt của xứ này. Với dãy Trường Sơn hùng vĩ hướng vòng ra biển đã tạo nên một bức màn chắn ngang cho Huế kéo dài từ A Lưới Nam Đông – Bạch Mã – sang mạch nguồn Hải Vân khiến cho những cơn gió mùa Đông Bắc thổi từ phía Trung Quốc phải dừng chân đứng lại tại nơi này để làm nên những cơn mưa cho Huế. Cũng bởi sự đặc trưng về tự nhiên đó, đã làm cho Huế trở thành một trong những tỉnh có lượng mưa cao nhất nhì cả nước (2700 - 4000mm), lượng ẩm cao (83-87%), bởi thế mới có câu ca: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” Mưa Huế khiến cho khung cảnh nơi đây trở nên đượm buồn, khiến con người Huế trở nên kín đáo hơn, thêm nghiêm nghị… làm cho người con gái Huế trở nên e lệ hơn. Để từ trong sâu thẳm đó hình thành nên những vần thơ, vần nhạc sâu sắc nhưng đượm buồn… “Mưa chợ Đông Ba, mưa qua Gia Hội Mưa về đồng nội, mưa đợi Văn Lâu Giọt mưa chan chứa nỗi sầu Ai còn đứng mãi bên cầu đợi ai”... “Giời mưa ở Huế sao buồn thế Cứ kéo dài ra đến mấy ngày Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói Giời mờ ngao ngán một loài mây Trường Tiền vắng ngắt người qua lại Đập đá mênh mang bến nước đầy Đò vắng khách chơi nằm bát úp Thu về lại giở gió heo may”… Nguyễn Bính Mưa giăng đỉnh Ngự se lòng nhớ Gió buốt dòng Hương lạnh tái tê” Hồ Đắc Thiều Anh Mưa Huế thâm trầm cùng với cái lạnh “cắt da cắt thịt” khiến con người Huế trở nên hướng nội, trọng tình cảm gia đình. Khiến cho người Huế sau những buổi bôn ba với công việc lại mong muốn nhanh ***ng được quay về sum họp bên gia đình. Sự hướng nội đó, đã khiến cho người Huế dù có đi đâu về đâu, thì mỗi khi quay về gia đình đều thể hiện một tấm lòng thành kính đối với ông bà cha mẹ, luôn luôn giữ cái lễ tiết gia đình như một thứ cao quý nhất. Mưa Huế âm thầm như vô tận, khiến lòng người trở nên hoài niệm, miên mam suy nghĩ, làm tâm hồn Huế trở nên “triết lý”, thích trầm ngâm suy nghĩ về bản ngã cuộc đời, về số phận, về những gì đã trải qua để định hình trên con đường đi tiếp của mình. Mưa Huế khắc nghiệt đã hình thành nên một bản tính người Huế đặc biệt. Những tâm hồn mang trong mình sự chịu thương chịu khó, sự kiên trì để vượt qua những khó khăn của số phận. Bởi vậy, nếu mai này không còn những “cơn mưa”, Huế sẽ không còn là Huế nữa. -------------- P/S: - Hàng năm ở Huế thường có những cơn mưa lớn vào khoảng ngày 5/6 và 23/10. Cũng vì thế mà dân gian có câu: “Ông tha mà bà chẳng tha Mồng năm tháng chín, hăm ba tháng mười” - Chính từ điều kiện khắc nghiệt đó mà người Huế đã biết ứng xử một cách linh loạt: + Mái hiên dài, xuôi để tránh nước mưa. + Phía ngoài là cửa lá sách, phía trong là cửa lụa (thường được làm bằng gương), vừa để lấy ánh sáng, vừa làm thoáng mát về hè, mà cũng ấp áp về đông. + Những cây cầu có mái che trong kiến trúc cung đình. + Những căn nhà quay mặt về hướng Nam vừa thoáng mát về mùa hè, mà cũng vừa để tránh gió, tránh mưa về mùa đông.
|
Vào lúc 10h ngày Chủ Nhật 15/9/2024, tại Trung tâm tiệc cưới Venus số 117 Lê Trọng Tấn, Sơn Kỳ, Tân Phú, hội Đồng...
Làng Mỹ Xuyên, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nổi tiếng với nghề điêu khắc mỹ nghệ....
Trưa chủ nhật ngày 8/9/2024, tại nhà hàng Đại Phú, 56 Nguyễn Văn Quá, P Đông Hưng, Quận 12. Hội đồng hương Thôn...