Khỉ và năm Thân
Con người ngày nay, dù là ở Á, Âu, Phi, Mỹ hay Úc châu; dù là da trắng, da vàng hay da đen, da đỏ, đều có chung...
HOA TẾT SÀI GÒN
Có người cho rằng Tết Sài Gòn là Tết của hoa, hay nói cách khác là nếu không có hoa thì Tết Sài Gòn chẳng có gì cả. Điều đó cũng không sai nếu ta nhìn vào một thực tế là hằng năm cứ đến mùa Tết, dân Sài Gòn lại tiêu thụ một lượng hoa khổng lồ đến từ khắp nơi trong cả nước : vùng ngoại vi Sài Gòn, các tỉnh lân cận, Đà Lạt, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả từ phía Bắc.
Nói đến “Hoa Tết Sài Gòn” cũng là nói đến một đề tài không kém phần phong phú và hấp dẫn : trong đó không thể không nói tới những “làng hoa, bến hoa” ngày trước và những “chợ hoa, đường hoa, hội hoa xuân” ngày nay. Nói đến “Hoa Tết Sài Gòn” cũng là nói tới những thú “ngắm hoa, sắm hoa, chơi hoa” ngày Tết của cư dân Sài Gòn, bên cạnh những lợi nhuận hấp dẫn của người trồng hoa, bán hoa vào dịp này, cũng như những dở khóc dở cười của họ khi phải đối diện với những năm thất thu do thời tiết không thuận lợi.
Với những đề tài muôn màu, muôn vẻ ấy, người viết xin sẽ được trở lại hầu chuyện một cách chi tiết vào dịp sau. Trước mắt, xin gởi đến bạn đọc đồng hương Phong Điền một số hình ảnh về “Hoa Tết Sài Gòn xuân Giáp Ngọ 2014” do Thảo Nguyên mới “chộp” được:
*KỲ I : Đường Hoa Nguyễn Huệ :
Xưa là con kênh Chợ Vải, cũng từng là "bến Hoa" của Sài Gòn xưa, sau lấp đi thành đường Charner, và bây giờ là Đại lộ Nguyễn Huệ, con đường tuy ngắn (nối từ UBND thành phố ra tới bến Bạch Đằng) nhưng to và đẹp nhờ ở vị trí trung tâm. Trước giải phóng, đây là Chợ Hoa duy nhất của đô thành Sài Gòn. Đường Hoa Nguyễn Huệ ra đời từ Tết Giáp Thân 2004 đến nay (Tết Giáp Ngọ 2014) vừa chẵn 10 năm và qua 11 lần tổ chức, với mỗi năm một chủ đề. Năm nay chủ đề là "TP.HCM - Thành phố tôi yêu".
Kỳ tới : Đường Hoa Đăng Sài Gòn
Bài và Ảnh : THẢO NGUYÊN
Con người ngày nay, dù là ở Á, Âu, Phi, Mỹ hay Úc châu; dù là da trắng, da vàng hay da đen, da đỏ, đều có chung...
Đứng trước ngọn gió Nồm, lúc nào con người và vạn vật cũng có cảm giác dễ chịu. Đó chính là tình huống...
Ơi hỡi gió, thổi chi nhiều rứa hử ?!. Ừ, Phong Điền-“ Đồng Gió”, gió mênh mang… Chỉ trách mây giang hồ mơ...